Thứ Tư, 19 tháng 8, 2009

GIỚI THIỆU GÒ VẤP

Quận Gò Vấp hôm nay là vùng đất gồm 8 xã. Sau ngày Sài Gòn được mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh – tháng 7 năm 1976, Gò Vấp trở thành quận nội thành nhưng vẫn gọi là quận ven do quá trình đô thị hóa chưa cao.

Quận Gò Vấp nằm ở vành đai phía bắc thành phố. Gò Vấp có diện tích 19,74 km 2, chia thành 17 phường. Năm 1984 điều chỉnh địa giới còn lại 12 phường: 1, 3, 4, 5, 7, 10, 11, 12, 13, 15, 16 và 17.

Gò Vấp chia thành 2 vùng: một là vùng trũng nằm dọc theo sông Bến cát. Gọi là vùng trũng vì nằm trong vùng đất phèn thường bị ngập theo triều; đây là vùng sản xuất nông nghiệp, nhưng năng suất cây trồng không cao. Hai là vùng cao chiếm phần lớn diện tích phù hợp với việc xây dựng nhà máy sản xuất công nghiệp. Quá trình đô thị hóa chủ yếu diễn ra trên phần đất này, nhưng từ năm 1975 trở về trước diễn ra rất chậm. Vì vậy trong nhiều năm, Gò Vấp giống một huyện hơn là một quận. Tình hình này đã căn bản thay đổi từ những năm 80. Bây giờ thì tốc độ đô thị hóa trên địa bàn Gò Vấp diễn ra nhanh đến chóng mặt và đã có thời điểm không kiểm soát được. So với quận khác, Gò Vấp còn có quỹ đất lớn.

Quá trình đô thị hóa quá nhanh đã làm cho Gò Vấp trở thành một trong ba quận có tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất thành phố. Cụ thể, năm 1976 Gò vấp có 144 ngàn dân thì năm 1995 đã có 223 ngàn người, năm 2000 là 231 ngàn, năm 2003 là 413 ngàn và năm 2004 là 455 ngàn người.

Tính từ năm 1980 đến năm 2003, dân số của Gò Vấp tăng 2,87 lần, trung bình tăng mỗi năm 13,66%.

Có 8 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam sống ở Gò Vấp, đông nhất là người Kinh, gần 98%; người Hoa hơn 1,8%. Các dân tộc khác chỉ chiếm khỏang 0,2%.Các dân tộc và các tôn giáo ở Gò Vấp hình thành một cộng đồng thống nhất trong sự bình yên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét